Cải tạo nhà phố kiểu hiện đại tràn ngập nắng gió giữa trung tâm Sài Gòn
Ngôi nhà được cải tạo có diện tích 420m2 nằm trong con hẻm ở quận Tân Bình, một trong những quận đông dân nhất của Sài Gòn.
Khách hàng đã mua lại căn nhà với cấu trúc ban đầu không còn sử dụng theo như nhu cầu của gia đình. Khi tiếp cận với kiến trúc sư, chủ nhà ưu tiên yêu cầu thay đổi độ cao, thêm thang máy và mở rộng không gian xanh.
Với những yêu cầu trên, kiến trúc sư đã đề xuất một kế hoạch bao gồm giữ nguyên cấu trúc ban đầu nhưng phá bỏ cầu thang và xây lại chúng ở phía sau. Tạo ra một bố cục cân bằng hơn giữa trước và sau, với cầu thang và thang máy ở giữa. Diện tích sử dụng lúc này sẽ không còn dư thừa, mất cân đối như cũ.
Điều này cho phép bố cục phía trước và phía sau cân bằng hơn, với cầu thang và thang máy ở trung tâm nhà. Nó loại bỏ không gian dư thừa hiện có trước đây. Không gian được bổ sung các khoảng thông tầng tạo sự thông thoáng, tăng cường gió và ánh sáng cho hành lang giữa nhà.
Phía cuối nhà nơi có sẵn giếng trời được tận dụng và điều chỉnh lại cho phù hợp hơn. phòng ngủđược đẩy lùi vào trong, giếng trời và phòng tắm kết hợp thành 1 khoảng không gian thoáng đãng, nhiều ánh sáng và gió.
Cây xanh len lỏi vào mọi ngóc ngách của ngôi nhà: giếng trời, hành lang, sân sau, ban côngvà sân thượng – lan tỏa sự tưới mát của thiên nhiên khắp mọi nơi trong nhà, giúp gia chủ cảm được được sự xanh mát ở khắp nơi.
Bên cạnh không gian, bố cục và cấu trúc, kiến trúc sư còn chú ý trong từng chi tiết. Hệ thống đá tổ ong xám ốp tường mặt tiền – giữa nhà – phía sau nhà tạo nên sự kết nối liền mạch trong ngôn ngữ kiến trúc. Lan can sau nhà, khung sắt bảo vệ, tay vịn và lan can tạo nên sự thống nhất nhẹ nhàng và hài hòa giữa chiều dọc và chiều ngang. Mảng tường gạch bông gió tạo sự phá cách và không gian khám phá mới lạ cho trẻ.
Căn nhà như khoác lên mình bộ áo mới sau khi có sự can thiệp của kiến trúc sư. Qua đó, họ thấy rất vui vì đã góp phần tạo ra một không gian sống ý nghĩa cho khách hàng của mình.
Mặt cắt phối cảnh bố trí nội thất của ngôi nhà.
( Theo Chu Anh (Archdaily)