Nhà phố trên triền dốc như nhà 3 tầng ở Bình Dương
Ngôi nhà với kiến trúc độc đáo ở Bình Dương sở hữu diện tích 300m2 được kiến trúc sư lựa chọn giải pháp vừa đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của gia chủ vừa biến nhược điểm thành điểm nhấn độc đáo, không khác gì nhà phố 3 tầng tại các thành phố lớn.
Ngôi nhà nằm trên mảnh đất nằm lưng chừng của con đường dốc rẽ vào ngã ba. Nơi đây được bao quanh cây xanh và đối diện với một công viên nhỏ.
Theo hiện trạng mảnh đất có hơi dốc phía sau so với độ cao chênh lệch khoảng 1.5m. Ngôi nhà được thiết kế cho gia đình ba thế hệ gồm bốn người (ông nội, bố mẹ và con trai), chủ nhà mong muốn phòng ngủ bố trí ở trung tâm để có thể nhìn tổng thể không gian chung và phòng ông bà ở tầng trệt.
Với ngôi nhà này, kiến trúc sư lấy nhược điểm lớn nhất là độ dốc làm trọng tâm. Giải pháp là chia ngôi nhà theo chiều dọc thành hai phần có thể tiếp cận bằng hai cầu thang khác nhau. Cầu thang phía trước được sử dụng để di chuyển từ gara lên phòng khách, còn cầu thang phía sau được sử dụng nhiều hơn để các thành viên di chuyển qua lại các không gian chức năng khác nhau.
Trong đó yếu tố cầu thang được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng sao cho bậc đầu tiên và bậc cuối cùng theo bản vẽ phải trùng khớp và có thêm khoảng trống dành cho khu vực thông tầng. Kết quả là một cấu trúc linh hoạt có điểm nhấn ở phương nghiêng cũng là điểm nhấn của toàn bộ ngôi nhà.
Để tận dụng chênh lêch của địa hình, các không gian được bố trí lệch tầng, từ đây sẽ hình thành không gian sân vườn cao, thoáng mát là sân chơi hoặc không gian họp mặt gia đình.
Về phần nghiêng của ngôi nhà cũng được tổ chức lại sao cho phù hợp với khối kiến trúc. Khác với các nhà phố thẳng đứng thông thường thì ngôi nhà này các không gian chức năng được bố trí đẩy lùi phía sau, kết hợp với hệ mái ngói sẽ giảm đi sức nặng tổng thể khi quan sát ở phía trước. Đặc biệt khi bước qua cổng vào bên trong nhà, thì cảm giác như đang đứng ở tầng trên cùng tạo cho người tiếp cận cảm giác thân thiện hơn.
Bản vẽ phối cảnh nhà phố triền dốc như nhà 3 tầng ở Bình Dương.
( Theo Chu Anh (Archdaily)